Tổng Đài: 0901438178 ( Có Zalo - Viber)
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trang Trí Quán. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trang Trí Quán. Hiển thị tất cả bài đăng
My My

Kinh nghiệm "Vàng" kinh doanh quán cafe bách chiến bách thắng

Kinh nghiệm "Vàng" kinh doanh quán cafe bách chiến bách thắng

Mỗi sáng tại Việt Nam, đặc biệt là Tp.HCM, bạn chỉ cần bước ra đường sẽ thấy hàng loạt những quán cafe. Chúng mang đủ các phong cách khác nhau từ cafe cóc đến cafe sang xịn, từ cafe vỉa hè đến cafe chung cư cao cấp, ngoài ra còn cafe sân vườn, cafe DJ, cafe vintage… Và tất nhiên là không phải quán nào cũng đông khách, cũng thành công. 

My My

Mở quán cafe thành công vô cùng đơn giản nếu nắm vững những điều này

Mở quán cafe thành công vô cùng đơn giản nếu nắm vững những điều này

Mỗi sáng tại Việt Nam, đặc biệt là Tp.HCM, bạn chỉ cần bước ra đường sẽ thấy hàng loạt những quán cafe. Chúng mang đủ các phong cách khác nhau từ cafe cóc đến cafe sang xịn, từ cafe vỉa hè đến cafe chung cư cao cấp, ngoài ra còn cafe sân vườn, cafe DJ, cafe vintage… Và tất nhiên là không phải quán nào cũng đông khách, cũng thành công. 

My My

Các bước cần chuẩn bị để mở quán cafe ăn sáng

 Các bước cần chuẩn bị để mở quán cafe ăn sáng

Không chỉ kinh doanh doanh quán cafe take away mà quán cà phê kết hợp bán đồ ăn sáng là một mô hình đã và đang được nhiều người lựa chọn kinh doanh vì phù hợp với nhu cầu của lượng lớn những người làm văn phòng trong xã hội ngày nay. Để hiểu vì sao quán cà phê kết hợp đồ ăn sáng có tỷ lệ thành công cao và các bước cần chuẩn bị để mở quán cafe kinh doanh ra sao bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

My My

Kinh doanh quán cafe ăn sáng và sự thành công ngoài sức tưởng tượng

Kinh doanh quán cafe ăn sáng và sự thành công ngoài sức tưởng tượng.

Không chỉ kinh doanh doanh quán cafe take away mà quán cà phê kết hợp bán đồ ăn sáng là một mô hình đã và đang được nhiều người lựa chọn kinh doanh vì phù hợp với nhu cầu của lượng lớn những người làm văn phòng trong xã hội ngày nay. Để hiểu vì sao quán cà phê kết hợp đồ ăn sáng có tỷ lệ thành công cao và các bước cần chuẩn bị để mở quán cafe kinh doanh ra sao bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.


My My

Tìm hiểu mô hình kinh doanh quán cafe ăn sáng

Tìm hiểu mô hình kinh doanh quán cafe ăn sáng

Không chỉ kinh doanh doanh quán cafe take away mà quán cà phê kết hợp bán đồ ăn sáng là một mô hình đã và đang được nhiều người lựa chọn kinh doanh vì phù hợp với nhu cầu của lượng lớn những người làm văn phòng trong xã hội ngày nay. Để hiểu vì sao quán cà phê kết hợp đồ ăn sáng có tỷ lệ thành công cao và các bước cần chuẩn bị để mở quán cafe kinh doanh ra sao bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.




My My

Cùng chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh quán cafe bách chiến bách thắng

Cùng chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh quán cafe bách chiến bách thắng

Mỗi sáng tại Việt Nam, đặc biệt là Tp.HCM, bạn chỉ cần bước ra đường sẽ thấy hàng loạt những quán cafe. Chúng mang đủ các phong cách khác nhau từ cafe cóc đến cafe sang xịn, từ cafe vỉa hè đến cafe chung cư cao cấp, ngoài ra còn cafe sân vườn, cafe DJ, cafe vintage… Và tất nhiên là không phải quán nào cũng đông khách, cũng thành công. 

My My

Cách bố trí sắp xếp bàn ghế quán cafe khoa học thoải mái cho khách hàng

Văn hóa cafe trong cuộc sống đã trở nên quen thuộc và phổ biến

Cuộc sống tất bật, dòng thời gian cuốn chúng ta vào guồng quay bận rộn, nào là công việc, nào là học hành... Chúng ta đôi lúc cần một khoảng không gian yên tĩnh, nhâm nhi ly cafe thư giãn trong lúc làm việc bên ngoài. Cũng có đôi khi, tụ tập nhóm bạn thân đã lâu không gặp, kể nhau nghe những vui buồn chuỗi ngày xa nhau. Rồi cũng có một ngày, chúng ta hẹn đối tác bàn về công việc ở một góc quen nào đó. Ngày nay xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu giải trí và thư giãn của người dân lại được nâng cao. Một trong số đó chính là thưởng thức những ly cafe thơm ngon. Đa số mọi người đều tìm đến những không gian lý tưởng nhất để có thể vừa thư giãn thoải mái vừa giải quyết được những công việc cá nhân hiệu quả. Vậy làm thế nào để thiết kế quán cafe trở nên ấn tượng và thu hút khách hàng, bạn có thể tham khảo cách thiết kế trong bài viết dưới đây.


Vị trí đặt bàn quán cafe

Vì quán café thường là nơi họp mặt và gặp gỡ bạn bè, chính vì vậy khách hàng của bạn cần một không gian nhất định để trò chuyện mà không bị làm phiền. Đừng tiết kiệm và tận dụng không gian với cách phân bố không gian giữa các vị trí ngồi quá sát nhau, vì như vậy sẽ tạo cảm giác không thoải mái và thiếu riêng tư khi khách hàng muốn nói chuyện.

Cách bố trí bàn ghế quán cafe khoa học và hợp lý

Bạn nên thử trải nghiệm việc ngồi và trò chuyện giữa khoảng cách của các bàn, như vậy sẽ là kinh nghiệm thực tế nhất để bạn đặt vị trí bàn một cách hợp lý. Không nhất thiết phải sắp xếp vị trí bản theo khuôn khổ cứng nhắc, có thể phá cách vị trí ngồi để tạo một điểm nhấn cho phong cách của quán. Ngoài ra sau một thời gian bạn có thể thử bố trí và sắp xếp lại các vị trí ngồi trong quan để tạo cảm giác không gian thoáng đãng và mới mẻ cho khách hàng.

Trang trí nội thất quán cafe

Đối với quán cafe thì nội thất quán nên được bố trí hài hòa cùng với màu sơn tường. Bạn không được sử dụng quá nhiều gam màu nóng hoặc có quá nhiều gam màu lạnh trong một không gian quán mà nên xen kẽ các màu sắc này lại với nhau một cách hợp lý nhất. Xu hướng sử dụng những gam màu pastel nhẹ nhàng hoặc tông nâu ấm tạo cảm giác sang trọng đang rất được ưa chuộng hiện nay. Ngoài việc trang trí ra thì bạn cũng nên sử dụng những vật dụng đồng bộ cùng với những màu sắc đó để tạo nên được sự tương thích và mang đến cho không gian quán nét độc đáo riêng biệt. Việc sắp xếp bố trí bàn ghế quán cafe cũng là một cách tạo nên nét riêng cho không gian của bạn

Thiết kế nội thất quán cafe đẹp

Thiết kế nội thất cho quán cafe cũng cần được tính toán linh hoạt nhất, bàn ghế trong quán phải có đủ công năng và được sử dụng đạt hiệu quả cao nhất. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chất liệu sử dụng cho bàn ghế quán cafe rất đa dạng. Ngoài những vật liệu bằng mây tre quen thuộc ra thì bạn có thể chọn cho quán của mình những chiếc ghế nệm, sắt nghệ thuật hoặc bằng gỗ có nệm lót cũng rất phù hợp.
Mỗi một loại nội thất cùng với chất liệu được thiết kế phù hợp với những phong cách quán cafe khác nhau, hãy lưu ý lựa chọn một phong cách phù hợp nhất cho quán café của mình.
Ánh sáng quán cafe
Nếu bạn sử dụng đèn chiếu sáng trên trần nhà và ánh sáng đối xứng trên mặt bạn, chân đèn treo tường hoặc có thể dùng nến cũng là lựa chọn ánh sáng hiệu quả và tạo được sự huyền ảo trong không gian, giúp cho việc thiết kế nội thất quán cafe trở nên ấn tượng hơn.
Cách bố trí sắp xếp bàn ghế quán cafe

Hơn nữa việc trang trí bàn ngồi cũng rất quan trọng, bởi vì đó chính là khu vực khách hàng sẽ tiếp xúc nhiều nhất và ngồi thưởng thức ly cafe. Đối với bàn thì có nhiều cách trang trí để không gian trở nên nhẹ nhàng lãng mạn hơn như sử dụng tấm khăn trải bài hoặc tấm lót, thêm một bình hoa… cũng là điểm nhấn quan trọng.

Với những gợi ý thiết kế quán cafe trên thì bạn cũng phần nào biết được cách thiết kế không gian quán của mình trở nên độc đáo, riêng biệt và thu hút khách hàng đến với quán của mình nhiều hơn đấy nhé. Chúc các bạn thành công và có không gian quán tuyệt vời.
My My

Bí quyết kinh doanh quán cafe, trà sữa hút khách

Bí quyết kinh doanh quán cafe, trà sữa hút khách

Xin chào, tất cả chúng ta đều đã biết trong kinh doanh quán cafe,trà sữa bạn chỉ có 1 cơ hội để tạo ấn tượng đầu tiên với khách hàng, đó là thiết kế quán cafe “khiến họ muốn quay lại”. Nếu như bạn từng tự hỏi “Những người khách cũ của tôi, họ đi đâu cả rồi?” . Đến lúc bạn cần nhìn lại vấn đề rồi đấy! Đây là một sai lầm khá phổ biến trong kinh doanh quán cafe – khiến 60% cửa hàng cafe đóng cửa ngay trong năm đầu tiên.

Khách hàng – họ có những sở thích nội thất cafe, trà sữa khác nhau. Một số yêu thích sự nhẹ nhàng, trang nhã, một số lại chìm đắm trong sự mộc mạc, thô ráp, bụi trần. Có người lại lộn xộn, có người lại ấm cúng. Họ có thể đến để giao lưu, để dạo chơi nhưng cũng có người đến chỉ để làm việc, hòa lẫn vào sự nhộn nhịp của cuộc sống hiện đại.

Để hiểu sâu hơn nữa, hãy tham khảo ngay kinh nghiệm thiết kế quán café không gian nhỏ dưới đây để có được những lựa chọn hoàn hảo.

1. Thiết kế đơn giản.

Hãy nhớ 1 điều, hãy hướng tới điều cơ bản trước : “ĐƠN GIẢN + SẠCH SẼ”. Bạn thích điều này điều kia, nhưng khách hàng lại không nghĩ thế. Đó mới là vấn đề. Hãy hướng tới sự thoải mái, đơn giản, ưa nhìn trước. Sạch sẽ ở đây không chỉ là bàn ghế, sàn nhà được vệ sinh thường xuyên, chúng tôi đang nói đến việc thiết kế quán cafe không làm rối mắt, tạo ám ảnh hoặc tiêu cực; tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái hoàn toàn khi bước chân vào.

Bạn cần trang trí cửa hàng đi đúng với phong cách bạn hướng tới, làm tăng giá trị đến người dùng. Tôi nhận thấy một số quán cafe mới mở đa phong cách, họ luôn nghĩ với nhiều phong cách họ sẽ bao quát được thị trường hơn. Tuy nhiên, thực tế các thống kê cho thấy “nếu một người thích ăn phở, họ sẽ vào cửa hàng chuyên bán phở hơn là vào 1 nhà hàng món gì cũng có”.

Trước khi triển khai thiết kế quán cafe, bạn cần đảm bảo các yếu tố cần thiết và xem xét cẩn thận. Để thay đổi 1 bài nhạc trong cửa hàng là dễ dàng. Tuy nhiên để thay đổi lại phong cách thiết kế quán cafe sau này, đó là 1 điều rất phức tạp, bởi mọi thứ đã gắn sâu vào tâm trí khách hàng.

2. Nội thất.

Tiếp theo, khi bạn sắm mua đồ nội thất cho quán cafe, bạn cần có sự chuẩn bị, vẽ trước trong đầu vị trí lý tưởng của từng món đồ bạn mua. Ở đây tôi muốn nói đến vị trí và chức năng phải đi liền với nhau. Nhiều khách hàng muốn khám khá những góc trang trí đẹp của cửa hàng và dừng lại ở đâu đó trong một khoảng thời gian (như giá sách hoặc bể cá); hãy đảm bảo họ có thể thoải mái nhất với một chiếc đệm ngồi hoặc chiếc ghế nhỏ. Những chiếc loa phát nhạc đặt không đúng chỗ có thể ảnh hưởng với nhiều sinh viên đến chỉ để tập trung viết một bài luận.

3. Chất lượng hơn số lượng.

Lại một vấn đề cần quan tâm, đồ nội thất chất lượng sẽ có hiệu quả về chi phí trong thời gian dài. Hãy cân nhắc lựa chọn bàn ghế làm từ chất liệu gỗ bền hoặc kim loại. Ngoài ra, việc kiểm tra độ bền thường xuyên của đồ nội thất là điều cần thiết, hãy đảm bảo các cột trụ luôn chắc chắn để đảm bảo an toàn cho khách hàng của bạn. Tôi đã từng vào một số cửa hàng cafe treo móc rất nhiều đồ trang trí trên mái nhà nhưng mọi thứ vô cùng lỏng lẻo, như chỉ trực rơi “ầm” xuống đầu tôi. Và tất nhiên, tôi không thể tập trung thư giãn được.

Có thể cắt giảm số lượng các bảng trang trí trong không gian căn phòng để phù hợp ngân sách của bạn, nhưng hãy giữ chất lượng các sản phẩm nội thất đủ tốt để bạn “chinh chiến” lâu dài.

4. Ánh sáng.

Ánh sáng – một trong những yếu tố chính để tạo sự hài lòng cho khách hàng. Đồ uống ngon, nhạc hay, nội thất đẹp; tất cả đều không bù đắp được cảm giác khó chịu do ánh đèn tạo nên. Điều gì xảy ra? Màu nước ép trái cây thay đổi, gương mặt nhợt nhạt từ khách hàng; và bỗng họ muốn selfie (chụp ảnh cá nhân), làm thế nào đây? Hàng tấn bi kịch khác chỉ bởi ánh sáng không thích hợp.

Hãy tưởng tượng bạn là 1 người khách đang đi cùng đối tác để bàn về 1 dự án quan trọng. Nội thất đẹp, dịch vụ xuất sắc nhưng ánh sáng u tối, tạo cảm giác không an toàn. Một bầu không khí ảm đạm bao trùm và dự án tươi sáng kia cũng theo gió cuốn bay.

Ánh sáng tốt bao gồm việc kết hợp giữa ánh sáng tự nhiên (ban ngày) và ánh sáng điện. Ánh sáng tự nhiên tạo cảm giác thoải mái còn ánh sáng điện tạo điểm nhấn. Sự kết hợp giữa 2 nguồn sáng này tạo cảm giác dễ chịu cho khách hàng.

5. Không gian.

Sắp xếp không gian là một nghệ thuật. Nếu quán cafe của bạn là nơi tụ họp bạn bè, hãy đảm bảo có nhiều chỗ cho các nhóm ngồi với nhau. Còn với những người kinh doanh đổ xô đến vì các cuộc hẹn, hãy thiết kế để mọi người vào và đi nhanh chóng. Còn nếu quán là nơi để mọi người nán lại, hãy sắp xếp chỗ ngồi ở những khu vực có ánh sáng thu hút. Hãy tận dụng việc trang trí quán cafe ở những khu vực nhạy cảm; ánh sáng chan hòa để giúp khách hàng gợi thêm các câu chuyện với nhau; hoặc đơn giản chỉ là “selfie” (chụp ảnh cá nhân).

6. Mùi hương.

Mùi hương của căn phòng chính là vũ khí thầm lặng nhất níu giữ khách hàng ở lại. Bạn sẽ không ở lại 1 quán cafe lâu nếu bạn ngửi thấy 1 mùi mà bạn không thích. Hãy dùng 1 số loại nước hoa xịt phòng dạng nhẹ và là các mùi gần gũi với mọi người. Nếu bạn chọn 1 mùi lạ, độc đáo thì vô tình bạn đã tạm biệt 1 lượng lớn khách hàng. Thật đấy!

Đa phần mọi người đều ấn tượng với mùi cafe hoặc mùi một số món đặc biệt. Hãy đảm bảo mùi nước hoa phòng không được lấn át các mùi trên. Nghệ thuật về mùi hương là khó, mỗi người mỗi cảm nhận khác nhau. Vì vậy sự khôn ngoan ở đây là pha trộn các mùi hương đúng cách; tạo ra 1 “sự lôi cuốn” nhẹ nhàng, gần gũi với mọi người và tạo sự thoải mái.

7. Tạo “chất” riêng.

Trong thiết kế quán cafe, điều quan trọng là giữ được sự thẩm mỹ, tạo thoải mái và sạch sẽ. Tuy nhiên bạn cần có niềm vui cá nhân với quá trình thiết kế quán cafe riêng mình. Có thể bạn tự làm hoặc thuê một chuyên gia giúp đỡ; chỉ cần chắc chắn rằng sản phẩm hoàn thành có những cá tính riêng của bạn. Điều đó giúp tạo điểm nhấn riêng với khách hàng; không gian trở thành niềm cảm hứng của chính bạn, giúp bạn đồng hành vui vẻ trong nhiều năm tới. Phải thôi, “đứa con” của chính mình mà!
My My

Chia sẻ kinh nghiệm chọn mua bàn ghế quán cafe tạo ấn tượng, đẹp mắt

Chia sẻ kinh nghiệm chọn mua bàn ghế quán cafe tạo ấn tượng, đẹp mắt

Ngày nay có nhiều quán cafe ra đời nên đòi hỏi các chủ quán luôn cập nhật nhiều mẫu bàn ghế cafe mới và đẹp nhất. Vậy, làm cách nào để lựa chọn bàn ghế cafe chất lượng cho khách? Và mua bàn ghế cafe ở đâu giá rẻ. bền, đẹp? Bài viết dưới đây sẽ trả lời tất cả những thắc mắc này.

Những điều cần biết khi lựa chọn bàn ghế quán cafe

Kiểu dáng

Kiểu dáng của bàn ghế rất quan trọng trong quán cafe bởi nó tạo ấn tượng với khách ngay lần đầu đặt chân đến quán.

Chỉ cần một cái bàn và vài chiếc ghế nhựa thì đã có thể bán cafe phục vụ cho những khách bình dân và sinh viên,… Còn nếu bạn muốn kinh doanh lớn, hướng tới quán cafe hiện đại thì bạn cần lưu ý đến kiểu dáng của bàn ghế để giúp quán sang trọng hơn. Đối với quán cafe sân vườn ở người trời thì bạn có thể chọn bàn ghế cao ráo kiểu cân đối, hài hòa với khung cảnh thiên nhiên. Còn nếu như quán hơi nghiêng về phong cách cổ điển, truyền thống thì phải chọn những mẫu bàn ghế mang chút hơi hướng hoài niệm.Không gian bàn ghế cà phê sân vườn bền đẹp

Màu sắc

Màu đen hoặc nâu là hai màu mà các quán cafe thường xuyên sử dụng nhất vì nó dễ đồng bộ với thiết kế hạ tầng xung quanh, dễ lau chùi và lâu xuống màu. Nhưng nếu bạn muốn tạo dấu ấn cho riêng mình cũng như cho quán thì nên sử dụng những màu khác như trắng, xanh lá, đỏ, xanh dương,… Với sự phát triển của công nghệ vật liệu hiện nay, bàn ghế uống cafe có lớp sơn tĩnh điện siêu bền với màu sắc láng mịn, đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng.

Chất liệu

Bạn có thể chọn mua loại bàn ghế với chất liệu khác nhau tùy vào kiến trúc và phong cách riêng của quán như: Gỗ, tre, mây, nhựa, sắt… Tuy nhiên người ta thường ưa chuộng loại bàn ghế được làm bằng kim loại, gỗ có 4 chân và nhựa vì chúng siêu bền, chịu cả nắng mưa đều tốt và giá cả phải chăng.Một kiểu dáng thiết kế bàn ghế cafe từ sắt

Chi phí

Nhắc đến chi phí có lẽ là một chuyện làm “mất ăn mất ngủ” với những ai đang muốn đầu tư vào quán cafe. Tùy vào nguồn vốn đầu tư, bạn nên phân bố sao cho hợp lý.

Hiện nay, giá bàn ghế quán cà phê trên thị trường dao động khá nhiều do phụ thuộc vào chất lượng của từng loại sản phẩm. Nhưng để tiết kiệm chi phí đến mức tối đa, bạn có thể chọn mua sản phẩm tại các đơn vị chuyên thanh lý bàn ghế. Những sản phẩm này là đồ cũ nhưng đã được sửa chữa và tân trang y như mới từ và bán với giá thành hợp lý nên bạn có thể yên tâm.

Mua bàn ghế cafe tại Shopbanghe.com:

Đời sống con người tăng cao, những quán cafe ngày càng mọc lên nhiều hơn đi cùng với đó là nhiều loại hình mới lạ và đẹp, đáp ứng sở thích của mỗi người. Từ những quán cafe đơn sơ dành cho sinh viên, quán vỉa hè bình dân, quán hoài cổ truyền thống cho đến những quán cafe hiện đại,…

Mỗi một mô hình quán cafe đều có cách trang trí và những thiết bị nội thất cho không gian quán khác nhau sao cho phù hợp nhất với từng kiểu quán. Banghegiatri tin rằng sẽ mang lại cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối nhất.

Đặc điểm nổi bật của bàn ghế cafe Shopbanghe.com:

Shopbanghe bán rất nhiều bàn ghế cafe với mẫu mã đa dạng, phong phú, giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn cho phù hợp với mô hình quán cafe
- Bàn ghế cafe của chúng tôi có cấu tạo ấn tượng, đẹp mắt
- Mặt bàn được làm từ gỗ công nghiệp, có thể có phủ composite, hoặc làm từ kính chịu lực tốt.
- Bàn có nhiều màu cho bạn chọn lựa: Vân gỗ, đỏ, xanh lá cây, xanh dương,… Mặt bàn có nhiều hình dạng: Vuông, chữ nhật, bầu dục…Ngoài ra, bàn cafe được kèm với các loại ghế cùng loại, có cùng màu sắc hoặc kiểu dáng thiết kế phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng từ quán bình dân đến quán cafe cao cấp sang trọng.
- Bàn chân gỗ, hoặc chân sắt, có sơn tĩnh điện hoặc sơn màu.
- Bàn ghế cafe giá rẻ nhưng luôn đảm bảo chất lượng cao cạnh tranh tốt nhất thị trường hiện nay.
- Kích thước sản phẩm gọn nhẹ, dễ dàng di chuyển và lắp đặt.
- Chống chịu nước tốt, phù hợp với những nơi như quán café.
- Mang lại cảm giác gần gũi, dễ gần cho không gian quán.

Tạo sao chọn mua hàng tại xưởng bàn ghế cafe Shop Banf Ghees?

Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp vật tư, thiết kế thi công các công trình nội ngoại thất. Shopbanghe luôn là giải pháp lý tưởng cho những hệ thống nội thất hiện nay.

Về sản phẩm

Sản phẩm có mẫu mã đa dạng, từ đơn giản đến những sản phẩm tỉ mỉ, cầu kì. Không chỉ dừng lại việc sản xuất theo những mẫu mã sản phẩm có sẵn. Ngoài ra chúng tôi còn sản xuất mẫu bàn ghế theo yêu cầu của đại lý, hoặc các bạn hàng.

Về xưởng sản xuất

Với quy mô xưởng lớn có nhiều khu như khu gia công cơ khí, khu gia công đồ mộc, khu phun sơn tĩnh điện. Dây chuyền máy móc dây chuyền hiện đại nhất hiện nay.

Về giá thành

Với hệ thống nhà xưởng được đầu tư máy móc cho đến nhân lực kỹ lưỡng và chuyên nghiệp, nên sản phẩm được sản xuất luôn cạnh tranh nhất trên thị trường.

Bàn ghế cafe có giá bán phải chăng

Về dịch vụ

Các sản phẩm được bảo hành chu đáo, miễn phí vận chuyển vùng nội thành và hỗ trợ vận chuyển ngoại thành với những đơn hàng lớn. Cam kết sẽ kịp tiến độ cùng chất lượng sản phẩm.

Nếu bạn muốn sắm bàn ghế uống cafe cho quán thì hãy nhanh tay liên hệ 0901438178 ngay để được giá tốt nhất!

My My

Bí quyết thiết kế nội thất quán trà sữa luôn đông khách

Bí quyết thiết kế nội thất quán trà sữa luôn đông khách.

Ai cũng biết rằng, khi mở quán trà sữa bạn chỉ có duy nhất một cơ hội để tạo ấn tượng đầu tiên, đó là thiết kế quán trà sữa “Vừa đẹp vừa chất” in sâu trong tâm trí khách hàng. Bạn biết, nhưng làm thế nào để có một thiết kế nổi bật vượt trội “đánh bại” mọi đối thủ? Nó đòi hỏi nhiều ở sự sáng tạo trong lối kiến trúc của bạn! 

Chúng tôi thường đưa ra lời khuyên thiết kế trang trí nội thất phù hợp để bạn có được một không gian quán trà sữa ấn tượng, thu hút. Cùng với đó, những mẫu thiết kế quán trà sữa đẹp sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng trước khi mở quán 

Thiết kế hiện đại, trẻ trung

Rất nhiều lý do để quán trà sữa là nơi dừng chân và trở thành “quán ruột” của khách hàng, có thể kể đến đầu tiên là chất lượng đồ uống, thái độ phục vụ, địa điểm lý tưởng,… Thế nhưng để chiếm trọn cảm tình của khách hàng, thôi thúc họ quay trở lại quán thì phong cách thiết kế mới là yếu tố quan trọng quyết định đến cảm giác tiện nghi, thoải mái. Đại đa số khách hàng của quán trà sữa đều là khách hàng trẻ, học sinh, sinh viên, dân văn phòng,… Chính vì vậy những thiết kế mang phong cách trẻ trung, cá tính sẽ là hợp nhất.

Quán trà sữa phong cách hiện đại đang là xu hướng được nhiều bạn trẻ yêu thích hiện nay. Với lối kiến trúc đường thằng đơn giản, màu sắc lịch lãm, tập trung vào nhiều công năng sử dụng nhưng vẫn tạo nên hơi thở hiện đại cuốn hút.

Thiết kế Không gian lãng mạn

Ở thành phố rất chật và tất bật, còn điều gì tuyệt vời hơn nếu bạn cùng người ấy thưởng thức trà sữa trong một không gian màu sắc ngập tràn sự lãng mạn. Lựa chọn những gam màu ấm áp rực rỡ, những chiếc ghế ngồi thoải mái và thời trang, phong cách thiết kế nhẹ nhàng kiểu Vintage cùng giai điệu âm nhạc du dương. Nếu bạn muốn hướng đến những khách hàng yêu thích sự lạng mạn thì đừng ngần ngại trang trí quán theo kiểu này nhé.

Những thiết kế bằng gỗ luôn đem đến cảm giác mộc mạc gần gũi, nó cũng chính là một trong những xu hướng trang trí nội thất cả hiện tại và trong tương lai. Trang trí quán trà sữa đẹp đơn giản với chất liệu gỗ tạo nên không gian thân thiện, ấm cúng. Để tăng thêm sự gần gũi với thiên nhiên đồng thời tạo điểm nhấn thì bạn hãy trang trí thêm những giỏ hoa, cây cảnh, bóng đèn nhỏ treo trần. Xu hướng lựa chọn màu xanh lá cây hoặc màu cát đang khá mới mẻ và thịnh hành, giúp cho không gian quán thêm phần tĩnh lặng. Muốn tìm hiểu cụ thể về bài trí bằng chất liệu gỗ thì bạn hãy xem cách thiết kế bằng gỗ Pallet tại đây.

Thiết kế Phong cách hoài cổ

Xã hội hiện đại ngày càng phát triển cùng với lối sống tất bật bị cuốn vào vòng xoáy của công việc thì con người lại quan tâm nhiều hơn đến quá khứ, để hoài niệm, sống chậm lại. Người tiêu dùng cũng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề thực phẩm sạch. Quán trà sữa với những nguyên liệu làm từ nguyên liệu thiên nhiên sẽ thu hút đông thực khách hơn. Một không gian xưa cũ, gợi nhắc lại quá khứ càng cho cảm giác thêm tin tưởng và phù hợp với quán trà sữa “nguyên chất”.

Không gian hoài cổ tuy không phổ biến nhưng nó vẫn là một lựa chọn mang tính hiệu quả cao vì nó độc đáo và khác biệt. Những vật dụng nội thất trong quán hầu hết là những đồ vật xưa cũ, sử dụng gam màu trầm, thêm vào những bản nhạc thập niên cũ thì đây đích thực là một không gian của sự hoài cổ, huyền bí thôi thúc mọi người khám phá.


Không có không gian rộng như những quán cafe, nhà hàng quy mô lớn, quán trà sữa thường chỉ có diện tích nhỏ từ khoảng 2-30m2 trở lên. Do vậy khi thiết kế quán trà sữa, KTS bị hạn chế đi rất nhiều khả năng sáng tạo cũng như decor trong một không gian trật hẹp. Nhưng bạn cũng không cần lo lắng vì những nhà thiết kế chuyên nghiệp luôn biết cách sắp xếp bài trí hợp lý, để vừa tiết kiệm không gian lại đảm bảo sự độc tạo riêng của quán trong khi tối ưu được công năng sử dụng. Trước khi thiết kế với một không gian hẹp bạn cần tham khảo những lưu ý thiết kế quán trà sữa nhỏ ở đây. 

KẾT LUẬN:

Sở hữu một quán trà sữa với thiết kế trang trí phá cách riêng biệt cùng gam màu trẻ trung hiện đại, bạn sẽ dễ dàng chiếm được cảm tình, thu hút nhiều khách hàng hơn. Đặc biệt khi đây lại là những khách hàng trẻ thích khám phá địa điểm “Check in” hơn là thưởng thức đồ uống. Và tất nhiên, dù bỏ tâm huyết thiết kế quán trà sữa tuyệt đẹp nhưng không phải vì thế mà bạn bỏ qua những công thức pha trà sữa ngon nhé.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm, đã đồng hành cùng nhiều thương hiệu trà sữa, cafe lớn với gần 1000 dự án công trình nội thất độc đáo, mới lạ và bền vững theo thời gian. Trước khi bạn quyết định mở quán trà sữa, hãy để chúng tôi gợi ý giúp bạn chọn mẫu trang trí phù hợp với chiến lược kinh doanh và tiết kiệm chi phí nhất.

Liên hệ tư vấn trang trí nội thất quán trà sữa

Hotline 0901438178
My My

Cần chuẩn bị bao nhiêu vốn để đầu tư kinh doanh quán trà sữa?

Cần chuẩn bị bao nhiêu vốn để đầu tư kinh doanh quán trà sữa? 

Hiện nay trà sữa là loại đồ uống “hot” nhất, được các bạn trẻ nhắc đến thường xuyên và phổ biến nhất mỗi dịp gặp gỡ nhau, với rất nhiều thương hiệu nổi tiếng đến từ nước ngoài lẫn trong nước. Kinh doanh trà sữa vì thế đang trở thành cơ hội khởi nghiệp hấp dẫn hơn bao giờ hết. Vậy cần bao nhiêu vốn để mở một quán trà sữa?

Chi phí mở quán trà sữa là bao nhiêu?

Khi kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào, ngoài kế hoạch, chiến lược thì vốn cần chuẩn bị là điều quan trọng. Vốn góp phần giúp bạn định hướng được quy mô quán trà sữa của bạn, cũng như xác định kế hoạch kinh doanh quán trà sữa sao cho phù hợp với số vốn mà bạn có.

Trường hợp bạn không muốn nhượng quyền từ các thương hiệu trà sữa lớn, mà muốn tự mở một quán trà sữa với công thức pha chế trà sữa riêng của mình, thì câu hỏi được đặt ra là mở quán trà sữa cần bao nhiêu tiền là đủ?

Câu trả lời thật ra tùy thuộc vào mô hình kinh doanh quán trà sữa lớn hay nhỏ! Chi phí mở quán trà sữa khi đó có thể từ 10 triệu, 20 triệu hoặc lên đến trăm triệu.

Vậy chi phí mở quán trà sữa gồm những khoản gì?

Nguyên liệu làm trà sữa cần thiết khi mở quán trà sữa

Chi phí mở quán trà sữa của bạn sẽ tốn một phần cho nguyên liệu pha chế trà sữa. Trong đó, các nguyên liệu chính như: trà, sữa, đường, bột làm thạch đều không quá đắt. Tuy nhiên bạn cần chọn nơi bán nguyên liệu uy tín, để đảm bảo chất lượng ly trà sữa cũng như sức khỏe người tiêu dùng, bởi niềm tin nơi khách hàng sẽ giúp việc kinh doanh quán trà sữa của bạn bền vững hơn.

Những loại trà có thể dùng để pha trà sữa như trà đen, trà oolong hiện có bán ở các hiệu trà lớn nhỏ. Bạn có thể tham khảo ở Phúc Long với giá khoảng 200,000đ/kg trà đen. Sữa đặc Ngôi sao Phương Nam hộp 1,2kg với giá từ 55,000đ – 60,000đ/hộp, hiện có bán ở hầu hết các cửa hàng và siêu thị. Các loại bột làm thạch như jelly, agar với giá từ 130,000 – 180,000đ/hộp.

Bạn có thể mua trước nguyên liệu đủ dùng trong vòng 1 tuần, sau khi hết có thể mua bổ sung thêm. Khi việc kinh doanh đã đi vào ổn định, bạn có thể điều chỉnh theo tình hình thực tế.

Bên cạnh đó là các loại ly, muỗng, ống hút… bạn có thể lấy với giá sỉ khoảng 1,000 – 1,500/bộ. Hãy thiết kế cho mình 1 cái logo ấn tượng để tạo điểm nhấn trên ly trà sữa bạn nhé. Số lượng tùy vào quy mô quán trà sữa của bạn. Khi lấy sỉ, bạn còn có thể được giao hàng tận nơi nữa đấy.

Mặt bằng kinh doanh quán trà sữa

Sau khi đã có được nguồn nguyên liệu, bạn cần tìm cho mình mặt bằng phù hợp với việc kinh doanh quán trà sữa. Những địa điểm đông đúc, gần khu dân cư, khu văn phòng hay trường học đều lý tưởng cho việc bán trà sữa. Mặt bằng không cần quá rộng nhưng nhất định phải thoáng mát, sạch sẽ, và đặc biệt nếu có chỗ để xe sẽ là một lợi thế. Những mặt bằng này có chi phí dao động từ 5 – 10 triệu, và còn tùy thuộc vào khu vực mà bạn lựa chọn.

Tùy theo số vốn tiền mà bạn có thể bỏ ra đầu tư mà có thể không gian quán đầu tư hay đơn giản

Bạn có thể chọn mô hình kinh doanh trà sữa take away để tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng hay tiền mua bàn ghế. Nhưng bạn vẫn nên chuẩn bị một vài bộ bàn ghế để có chỗ cho khách ngồi thưởng thức, vì đối tượng khách hàng uống trà sữa thường đi theo nhóm, gia đình hoặc các cặp đôi.

Một bộ bàn ghế ghỗ rơi vào khoảng 400,000 – 600,000đ/bộ đơn giản. Tùy theo diện tích quán trà sữa mà bạn quyết định sẽ mua bao nhiêu bộ bàn ghế nhé.

Vốn để trang trí quán trà sữa

Nếu vốn ít, bạn không cần trang trí quá cầu kỳ, chỉ cần đảm bảo không gian thoáng mát, rộng rãi, sạch sẽ. Bạn có thể sơn những gam màu pastel nhẹ nhàng, dịu mắt. Một cách nữa là bạn nên trang trí quán trà sữa với những chậu cây xanh mát mẻ, bởi các mảng xanh tự nhiên là điều mà giới trẻ hiện nay rất thích vì có cảm giác gần gũi với thiên nhiên.

Các kệ sách, tủ trưng bày đều rất thu hút và không tốn nhiều chi phí. Bạn cũng có thể kết hợp với việc bán sách hoặc cây cảnh ngay tại quán trà sữa của mình để tăng thêm thu nhập. Đây không phải là ý kiến tồi đúng không nào? Nếu như vốn mạnh hơn, bạn có thể thoải mái đầu tư bàn ghế, không gian hoành tráng hơn.

Chi phí cho các trang thiết bị cần thiết khác để mở quán trà sữa

Ngoài ra bạn cũng nên chuẩn bị cho mình 1 tủ hoặc xe trà sữa đủ lớn để trưng bày các loại thạch, topping trà sữa một cách bắt mắt hơn nhé. Bên cạnh mùi vị trà sữa thì thạch hay topping trà sữa chính là điểm thu hút các bạn trẻ hiện nay đấy. Chi phí cho tủ, xe và những dụng cụ để đựng thạch trà sữa rơi vào khoảng 5 – 8 triệu.

Nếu như đã có tủ mát, tủ lạnh để bảo quản các nguyên liệu pha chế trà sữa, bạn có thể tận dụng nó từ gia đình để tiết kiệm được khoản tiền 3 – 5 triệu đồng nhé.

Với số vốn đầu tư ban đầu không quá lớn, bạn đã có cho mình một quán trà sữa nhỏ, tạo ra thu nhập, lợi nhuận mỗi ngày. Bạn sẽ nhanh chóng hoàn vốn sau khoảng 2 – 3 tháng nếu tình hình kinh doanh tốt. Tuy nhiên, vì còn mới nên bạn cần chuẩn vị vốn xoay vòng trong khoảng 3 tháng đầu tiên, để dễ dàng điều tiết việc kinh doanh quán trà sữa nhé.

Chi phí mở quán trà sữa theo số vốn bạn có sẵn

Mở quán trà sữa với vốn dưới 10 triệu đồng

Nếu bạn chỉ có dưới 10 triệu đồng, lựa chọn mở quán trà sữa vỉa hè ở gần công viên, trường học và sử dụng xe đẩy là hợp lý nhất. Các khoản chi phí mở quán trà sữa vỉa hè bao gồm:
-Xe bán trà sữa, giá khoảng 5-6 triệu đồng (loại xe chất liệu inox, trang trí bắt mắt, kèm theo dàn loa âm thanh…)
-Tiền mua nguyên liệu pha chế trà sữa, khoảng 2-3 triệu, bao gồm: bột trà sữa, trân châu, thạch, syrup, siro…
-Chi phí mua thùng đựng đá, khoảng 1 chục cái ghế nhựa, 2 cái bàn, ly nhựa, ống hút…khoảng 2 triệu đồng.

Mở quán trà sữa với vốn khoảng 100 triệu đồng

Khi bạn có khoảng 100 triệu đồng, bạn có đủ khả năng để thuê mặt bằng mở quán trà sữa với diện tích đủ để đáp ứng nhu cầu của khoảng 25-30 khách hàng đến quán cùng một lúc.

Chi phí lớn nhất hàng tháng chính là tiền thuê mặt bằng mở quán trà sữa và tiền đặt cọc. Thông thường bạn cần phải đặt cọc thuê mặt bằng khoảng 2-3 tháng, và phải sẵn sàng dự trữ 2-3 tháng tiền thuê mặt bằng hàng tháng, khi lợi nhuận trong 2-3 tháng đầu chưa đủ để trang trải toàn bộ chi phí.

Mở quán trà sữa với vốn khoảng 200 triệu đồng

Khi bạn có khoảng 200 triệu đồng, bạn nên chọn thuê mặt bằng mở quán trà sữa ở vị trí đẹp, dù hơi đắt. Đây là cơ hội để bạn có nhiều khách hàng chỉ từ những khách vãng lai, qua lại quán trà sữa hàng ngày. Cách tốt nhất là bạn tìm thuê mặt bằng ở gần trường học, các tòa nhà văn phòng, các khu dân cư đông đúc…

Bạn là người thích kinh doanh với một số vốn nhất định và bạn có ước mơ làm chủ một quán trà sữa... Nếu đúng như vậy thì đây là một quyết định rất hợp thời bởi mở quán trà sữa là mô hình đang ăn nên làm ra và là ngôi sao mới của ngành dịch vụ ăn uống! Tuy nhiên, nếu là “lính mới” thì bạn nên cẩn trọng và hãy tham khảo những kinh nghiệm mở quán trà sữa để có bước đi chính xác, không mắc sai lầm và chúc bạn sớm thành công nhé!
My My

Muốn kinh doanh trà sữa thành công không thể bỏ qua những điều này

Muốn kinh doanh trà sữa thành công không thể bỏ qua những điều này.

Chưa bao giờ thị trường trà sữa lại đang phát triển với một tốc độ “chóng mặt” như hiện nay. Ước tính một tháng, có khoảng 20 cửa hàng mới khai trương. Độ tuổi khách hàng uống trà sữa không chỉ dừng lại trong khoảng từ 12-18 mà mở rộng từ 12-30. Nhu cầu tăng đòi hỏi nguồn cung phải tăng theo. Với tốc độ phát triển như vậy, kinh doanh trà sữa thực sự là một cơ hội vàng cho những ai muốn khởi nghiệp. 

Muốn kinh doanh trà sữa thành công không thể bỏ qua những điều này

Việc 1: Cần xác định rõ đối tượng khách hàng tiền năng là những ai

Có rất nhiều người nghĩ việc này thật đơn giản, trà sữa thì ai chẳng uống được, vì vậy đối tượng là tất cả mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Tôi đồng tình với suy nghĩ đó của các bạn, nhưng nếu với lối tư duy đó, bạn sẽ không thể tìm được ai là khách hàng tiền năng và ai là khách vãng lai để tập trung chăm sóc họ. Bởi vậy, để mở quán trà sữa thành công, việc nắm rõ đối tượng tiềm năng mà bạn sẽ hướng đến là những ai sẽ quyết định hướng đi của cửa hàng bạn làm sau này.

Nếu khách hàng tiềm năng bạn muốn hướng đến là:

– Học sinh và sinh viên: Theo thống kê chúng tôi thu nhận được, đối tượng này đang chiến đến 70% và họ tập trung mua theo nhóm. Với mức giá không quá cao, các bạn học sinh – sinh viên thường rủ nhau đi uống một cốc trà sữa cho tỉnh táo trong cái mùa hè oi nóng là chuyện như cơm bữa. Bởi vậy bạn có thể đi sâu vào những đối tượng này.

– Các cặp đôi hoặc nhân viên công sở hoặc các hộ gia đình: Đối tượng này cũng không phải ít nếu mặt bằng kinh doanh của bạn ở gần các khu chung cư hay khu nhà tập thể, các khu vui chơi giải trí… Với các cặp đôi thì họ sẽ thường đưa nhau đi uống trà sữa những nơi lãng mạn, mát mẻ. Còn nhân viên công sở họ thường làm việc ở các tòa nhà và thường rủ nhau đặt mua trà sữa số lượng lớn. 

“Những con số tôi nêu ở trên chỉ mang tính chất ước lượng và có thay đổi theo thời gian. Nhưng chúng sẽ giúp bạn định hướng rõ ràng hơn cho các bước tiếp theo và bạn sẽ biết được mở quán trà sữa cần những gì”

Việc 2. Xác định nguồn vốn đầu tư kinh doanh

Tài chính được coi là một yếu tố quan trọng nhất để chuẩn bị mở quán trà sữa. Nếu không có vốn thì gần như mọi ý tưởng của bạn đều trở nên khó khăn rất nhiều. Lúc đó bạn sẽ phải huy động vốn đầu tư từ nhiều phía để giúp bạn thực hiện ý tưởng kinh doanh trà sữa. Theo tôi, bạn nên xác định rõ trong tay sẽ có bao nhiêu tiền để kinh doanh, từ đó bạn phân chia chi phí vào các khoản như:
  • Chi phí thuê mặt bằng nếu chưa có (Bạn cần xác định chi phí thuê theo kì hạn 6 tháng là tối thiểu)
  • Chi phí thuê người tư vấn và thiết kế quán
  • Chi phí sửa chữa quán nếu cần thiết
  • Chi phí nguyên liệu, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho quán
  • Các chi phí duy trì hoạt động của cửa hàng: tiền điện nước, tiền lương nhân viên, tiền thuế…
  • Các khoản phí phát sinh khác: chi phí cho việc đăng ký kinh doanh, các chiến dịch marketing – truyền thông..
Lưu ý, các bạn cần chuẩn bị dư một số tiền dự phòng để có thể bù lỗ và duy trì hoạt động của quán trong khoảng thời gian đầu khai trương. Bởi giai đoạn này là giai đoạn then chốt giúp khách hàng nhớ đến cửa hàng của bạn và trải nghiệm sản phẩm của quán có thu hút họ trở lại lần sau hay không. Thời gian này, bạn cần phải chi tiêu nhiều cho các chương trình khuyến mãi và chiến dịch quảng cáo nhằm giúp quán đi vào hoạt động ổn định. Vì vậy, hãy sẵn sàng về mặt tài chính trước khi mở quán kinh doanh trà sữa.

Việc 3: Tìm hiểu kinh nghiệm kinh doanh và lên menu các sản phẩm cho quán

Nhiều cửa hàng đã thực hiện bước này cuối cùng, sau khi cửa hàng đã hoàn thiện và chuẩn bị khai trương. Thế nhưng, tôi khuyên bạn nên làm việc này ngay từ khi có ý tưởng kinh doanh trà sữa. Bởi các lý do sau:
  • Bạn sẽ học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ nhiều mô hình kinh doanh khác nhau, chúng sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất về những kiến thức cần thiết để áp dụng cho cửa hàng.
  • Bạn sẽ thu thập được những sản phẩm cần thiết và nổi bật để lên danh sách menu sản phẩm cho quán. Đồng thời bạn sẽ có được những mối liên hệ về thiết kế, thi công, nguyên liệu giá tốt nhất.
  • Bạn sẽ hiểu hơn về khách hàng và đây chính là nguồn cảm hứng để bạn làm menu đồ uống thu hút khách hàng, thiết kế phong cách riêng đặc trưng cho quán.
Lưu ý: Tham khảo và học hỏi menu của các cửa hàng khác cũng là một cách để bạn biết được menu của quán trà sữa cần những gì. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm về pha chế, thì bạn nên nhờ người người có chuyên môn để họ tư vấn cho bạn những menu sản phẩm có hương vị độc đáo nhất. Hoặc bạn có thể tham gia các khóa học pha chế để có thêm kiến thức áp dụng cho quán của mình và học hỏi kinh nghiệm kinh doanh trà sữa để khâu chuẩn bị mở quán được thuận lợi. Đồng thời, bạn sẽ biết được mở quán trà sữa cần những gì, từ đó bạn sẽ biết mình cần phải làm gì tiếp theo.Ý tưởng thiết kế menu độc đáo cho quán trà sữa

Việc 4: Lựa chọn địa điểm mở quán phù hợp

Nếu bạn có một địa điểm đẹp để mở quán thì việc thu hút khách hàng sẽ dễ dàng hơn nhiều. Có 2 loại hình thức địa điểm để mở quán bán trà sữa:

- Sử dụng mặt bằng có sẵn để kinh doanh
- Thuê mặt bằng bên ngoài

Để chọn được địa điểm đẹp và phù hợp, sau khi xác định được khác hàng mục tiêu, hãy lên các tiêu chí phù hợp với đối tượng mà bạn đã xác định trước đó.

” Vậy chọn địa điểm mở quán như thế nào gọi là đẹp? “

- Gần các trường học, khu ký túc xá, khu trọ…
- Gần khu vực chung cư, khu tập thể đông dân cư…
- Gần các khu vui chơi giải trí, công viên, các con phố đi bộ, những cung đường đông đúc người qua lại

Tuy nhiên, nếu bạn không thể tìm được một địa điểm như mong muốn, thì lúc này bạn hãy nghĩ đến những khi vực có ít người cạnh tranh và có khả năng phát triển ở tương lai cũng là một giải pháp hợp lý. Thế nhưng bạn cần lưu ý rằng, khu vực đó phải là nơi có khách hàng tiềm năng mà bạn hướng tới.

Việc 5: Lên ý tưởng phát triển thương hiệu cho quán:

Sau khi bạn đã trải qua 4 việc cần làm ở trên, thì bạn đã hoàn thành được những công việc quan trọng đầu tiên trong quy trình mở quán trà sữa. Tiếp đến, hãy lên ý tưởng phát triển thương hiệu cho quán của bạn. Ở đây tôi gợi ý cho bạn 2 hướng phát triển có thể tham khảo:

Hướng 1: Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu trà sữa nổi tiếng

Ngày nay, trên thị trường việt nam đã có rất nhiều thương hiệu trà sữa nổi tiếng trên thế giới cho phép bạn kinh doanh nhượng quyền thương hiệu trà sữa của họ như : Dingtea, KOI, Gongcha, Chago…

Ưu điểm vượt trội của loại hình thức kinh doanh nhượng quyền này là bạn không phải tốn công xây dựng thương hiệu mà sẽ được sử dụng thương hiệu đã nổi tiếng sẵn trên thế giới, và bạn dễ dàng hoạt động kinh doanh hơn. Tại mô hình kinh doanh này, bạn sẽ được hỗ trợ về quy trình phát triển cửa hàng, cách pha chế trà sữa, những kinh nghiệm quản lý cửa hàng, nguyên liệu chuẩn của hãng… bởi vậy những vấn đề như chất lượng sản phẩn hay kinh nghiệm kinh doanh không còn là nỗi lo lắng.

Tuy nhiên, hình thức nhượng quyền kinh doanh trà sữa này yêu cầu vốn đầu tư khá cao. Tùy thuộc vào từng cơ chế hợp tác của mỗi thương hiệu một khác, thông thường để được nhượng quyền kinh doanh trà sữa của các thương hiệu lớn như DingTea hay Gongcha bạn sẽ cần có vốn đầu tư vào khoảng vài trăm triệu đồng.

Hơn nữa, còn tùy thuộc vào khu vực bạn kinh doanh để xác định độ HOT của thương hiệu đó. Hầu như những thương hiệu nổi tiếng được biết đến nhiều hơn ở các thành phố.Trà sữa DingTea là một thương hiệu đang khá HOT tại hà nội và Hồ Chí Minh

Hướng 2: Tư xây dựng và phát triển thương hiệu của riêng mình:

Đối với hình thức này, bạn có toàn quyền quyết định đến sự nổi tiếng của thương hiệu hay không. Nó giúp bạn chủ động hơn trong kinh doanh và tiết kiệm số vốn đầu tư của mình để chi trả cho việc duy trì, phát triển cửa hàng.

Có thể bạn chỉ phải bỏ ra khoảng 5 triệu đồng để thuê một đơn vị thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho quán và bỏ ra khoảng 3 triệu đồng để tham gia một khóa học về cách pha chế trà sữa chất lượng – thơm ngon, còn lại là các khoản phí cho thi công và thiết kế quán trà sữa.

Tóm lại, việc bạn chọn hướng tự xây dựng thương hiệu của riêng mình hoặc kinh doanh dưới hình thức nhượng quyền thương hiệu đều phụ thuộc đặc điểm khác hàng tiềm năng bạn hướng tới(mục đích chính vẫn là phục vụ khác hàng).

Việc 6: Thiết kế phong cách quán và thi công xây dựng quán:Thiết kế quán trà sữa độc đáo

Bạn có thể liên hệ đến các đơn vị chuyên thiết kế thi công cho quán trà sữa để nhờ họ tư vấn chi tiết hoặc các bạn lên mạng tìm hiểu những mẫu thiết kế của các cửa hàng đông khách để học hỏi.

Sau khi đã lựa chọn được cho mình những ý tưởng thiết kế ưng ý, hãy bắt tay vào thực hiện ý tưởng đó, trước tiên là hiện thực hóa ý tưởng lên bản vẽ. Hoặc bạn truyền đạt lại ý tưởng với đơn vị thiết kế của bạn, họ sẽ lên bản vẽ 3D chi tiết cho bạn. Mức giá thông thường họ sẽ tính theo m2, trên thị trường hiện đang dao động khoảng 200.000đ/m2 cho một cửa hàng.

Sau khi bạn có được bản thiết kế quán trà sữa, bạn tiến hành thi công xây dựng theo bản vẽ đã đưa ra. Nếu có thời gian, bạn hãy là người trực tiếp giám sát quá trình thi công để đảm bảo được tiến độ cũng như hạn chế những thất thoát có thể xảy ra.

Lưu ý: Nếu quán bạn hướng tới những đối tượng gồm sinh viên, học sinh thì nên thiết kế quán theo phong cách TEEN, trẻ trung, sáng tạo, nhiều sắc màu. Còn hướng đến đối tượng là các cặp đôi và gia đình thì không gian lãng mạn và ấm cúng sẽ phù hợp hơn rất nhiều.

NHÌN CHUNG, PHONG CÁCH QUÁN TRÀ SỮA HẦU HẾT ĐỀU THIẾT KẾ THEO PHONG CÁCH SÁNG TẠO, NHIỀU MÀU SẮC.

Việc 7: Nhập nguyên liệu, máy móc, dụng cụ pha chế trà sữa:

Chắc hẳn các bạn cũng biết, mở quán trà sữa thì không thể không có máy móc, dụng cụ pha chế. Nhưng không phải ai cũng biết mở quán trà sữa cần những nguyên liệu gì, máy móc loại nào và đầu tư hết bao nhiêu… Cùng chúng tôi phân tích nhé:
Về các loại máy móc, dụng cụ pha chế trà sữa:Máy móc thiết bị và nguyên liệu để làm trà sữa

Máy dập nắp hộp trà sữa: Bạn có thể chọn 1 trong 2 loại máy: loại dập nắp tự động và loại máy dập nắp thủ công. Hơn nữa nó còn giúp bạn gia tăng tốc độ phục vụ, nắp đậy được dập chắc chắn hơn và còn hỗ trợ bạn kiếm soát được số lượng hộp trà sữa được bán ra.

Bình ủ trà sữa: Đây là vật dụng cần thiết giúp bạn bảo quản trà sữa tốt nhất. Bạn nên đầu tư 2-3 bình ủ để có thể sử dụng lúc đông khách giờ cao điểm.

Nồi nấu trà sữa: Có lẽ không cần nói gì thì bạn cũng hiểu tầm quan trọng của dụng cụ nồi nấu trà sữa này. Đây là một trong những vật dụng không thể không có cho mọi quán trà sữa.

Máy xay đá: Nếu trong menu của bạn có món cần đến đá xay thì bạn đầu tư thêm máy xay đá cho quán. Ngoài chức năng xay đá, các bạn có thể sử dụng nó để trộn trà sữa cho chúng đều hơn. Hoặc sử dụng để chế biến ra những đồ uống mới lạ.

Máy đo định lượng đường: Để giúp cho cốc trà sữa bạn pha được chuẩn vị 100% thì hãy sử dụng máy đo định lượng đường để đo đúng lượng đường theo công thức chuẩn cho một cốc trà sữa. Hoặc bạn có thể sử dụng các vật dụng đơn giản như chén, nguỗng để đong định lượng đường cho chuẩn.

VẬY LÀ TÔI ĐÃ LIỆT KÊ RA TOÀN BỘ CÁC LOẠI MÁY MÓC, THIẾT BỊ, NGUYÊN LIỆU CẦN THIẾT ĐỂ CHUẨN BỊ CHO QUÁ TRÌNH MỞ QUÁN TRÀ SỮA.

Việc 8: Hoàn thiện các hồ sơ thủ tục pháp lý có liên quanNhững thủ tục pháp lý cần có để mở quán kinh doanh trà sữa

Để đảm bảo sự hoạt động xuyên suốt của cửa hàng, các bạn nên chủ động tiến hành hoàn thiện những thủ tục pháp lý cần thiết như xin giấy phép kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu trà sữa độc quyền của riêng bạn… Không nên coi thường bước này nếu bạn xác định phát triển thương hiệu lâu dài. Mọi thủ tục pháp lý được đăng ký với các cơ quan chức năng thì đều được pháp luật bảo vệ, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm mà không phải lo nghĩ những tranh chấp về bản quyền hay bất kể vấn đề gì khác.

Hầu như mọi thương hiệu trà sữa nổi tiếng được đến nay đều là nhờ sự nhận thức rõ ràng về mặt pháp lý, không ai có thể ăn cắp hay vi phạm bản quyền với thượng của họ. Để minh chứng cho điều này, các bạn có thể tìm hiểu những chiếc logo của các thương hiệu nổi tiếng như DingTea, Chago… đều đã được đăng ký bản quyền logo. Bất kể ai muốn sử dụng chúng đều cần được cấp phép, nếu bạn sử dụng một cách trái phép thì luật pháp sẽ vào cuộc và rắc rối lớn sẽ xảy ra.

Tóm lại tôi khuyên các bạn nếu đã xác định làm lớn thì hãy chuẩn bị kiến thức để tiến hành làm các thủ tục pháp lý liên quan. Còn nếu làm ăn nhỏ lẻ thì bạn chỉ cần giấy phép đăng ký kinh doanh là đủ.

Việc 9: Setup nhân sự phục vụ cho quán

Nếu bạn đã có sẵn kiến thức về cách pha chế trà sữa thì việc setup nhân sự khá dễ dàng. Tùy thuộc vào từng vị trí để bạn lựa chọn người phù hợp, tránh lãng phí nhân lực.

Ví dụ: ban ngày bạn có thể chỉ cần thuê sinh viên làm bán thời gian, những khung giờ cao điểm đông khách thì huy động nhân lực đông hơn. Đối với một quán trà sữa quy mô nhỏ thì bạn có thể trở thành người pha chế chính và dạy lại cho các nhân viên phá chế mới (chi phí thuê nhân viên pha chế mới chưa có kinh nghiệm sẽ thấp hơn so với những người có kinh nghiệm)… Việc làm này do chính bạn phân bổ thời gian sao cho hợp lý. Nó sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong công việc điều hành và giám sát nhân sự.Nhân viên bán trà sữa xinh đẹp

>>Mọi  chủ quán nên đọc: những bí quyết giúp khách hàng nhớ và quay lại quán của bạn

Việc 10: Đảm bảo sự hoạt động ổn định của quán

Sau khi trải qua 10 việc cần làm tôi đã nói ở trên, ở bước này các bạn có nhiệm vụ lắp ghép lại 10 công việc đã chuẩn bị ở trên thành một chuỗi công việc hoàn chỉnh.
Chúng ta cùng nhau bắt đầu ngay từ công việc đào tạo nhân viên: phục vụ, pha chế, thu ngân và phong cách tiếp đón – chào mời – phục vụ khách hàng. Nhân viên luôn là lòng cốt chính giúp các cửa hàng kinh doanh hoạt động thành công.

Nếu chưa tự tin để khai trường, bạn hãy nghiên cứu thật kỹ cách thức hoạt động của những cửa hàng đã hoạt động thành công, rút ra những kinh nghiệm cho bản thân và setup cho quán chạy thử trước, đón mời bạn bè – người thân – khách hàng đến sử dụng nhưng chưa khai trương nhé. Từ đó hãy làm một bảng khảo sát ý kiến của những người đã đến, xem họ đánh giá sao về phong cách phục vụ, chất lượng sản phẩm, quy trình vận hành. Sau đợt chạy thử này, tôi cá với bạn rằng, bạn sẽ nhận ra được nhiều điều cần bổ sung để hoàn thiện hơn cho đợt khai trương đông khách sắp tới.

Việc 11: Lên kế hoạch, chiến lược marketing phù hợp cho quán:5 bước tạo dựng kinh doanh nhỏ, thành công lớn

Những chuỗi ngày khai trương là một giai đoạn CỰC KỲ QUAN TRỌNG, nó quyết định đến việc quán của bạn có đông khách hay không. Các cụ từ xưa đến nay vẫn nói “đầu xuôi thì đuôi mới lọt”, nếu giai đoạn này bạn có một chiến lược marketing tốt và thu hút được một lượng khách hàng lớn vào trong giai đoạn này, với điều kiện đồ thái độ phục vụ phải chuẩn (luôn luôn tươi cười – nhiệt tình tư vấn – chào mời lễ phép…), đồ uống phải thơm ngon đặc biệt… dù cho là một yếu tố nhỏ làm khách hàng hài lòng, thì họ sẽ quay lại quán của bạn nhiều lần khác, như vậy bạn đã có được một lượng khách tiềm năng trở lại về sau.

Lưu ý: Nếu có thể, hãy xin khách hàng 1 ít phút để làm khảo sát chất lượng của quán, xin thông tin của họ để chăm sóc về sau. Rút ra những kinh nghiệm từ những góp ý mà khách hàng để lại. Đảm bảo quán của bạn sẽ ngày một đông khách vì sự thấu hiểu của quán đối với khách hàng.

Cho nên, việc lên chiến lược – kế hoạch marketing là việc làm vô cùng quan trọng. Tại bước này, tôi sẽ hướng dẫn bạn 2 phần của quy trình:

Phần 1: Tổ chức các chương trình đặc biệt

Với mục đích thu hút khách hàng biết đến một quán mới mở, thì việc tổ chức các chương trình khuyến mãi hoặc ưu đãi nhằm tri ân khách hàng đã đến quán là hết sức cần thiết. Tôi xin gợi ý cho bạn một số ý tưởng khuyễn mại – ưu đãi như sau:
  • Mua 2 tặng 1hoặc mua 1 tặng 1
  • Khuyến mại Giảm giá % lần mua đầu và Tặng thẻ giảm giá cho khách hàng trở lại mua lần sau
  • Phiếu giảm giá nếu mua từ 10 cốc trở lên hoặc giảm giá khi giới thiệu bạn bè tới quán
  • Tặng kèm hoặc miễn phí đồ uống/đồ ăn
  • Mời những người nổi tiếng tham gia buổi khai trương quán
  • Những Ưu đãi lớn cho những khách hàng đầu tiên tới quán.
Ngoài những ý tưởng ưu đãi ở trên, còn rất nhiều những chiến dịch khác, bạn hãy cân đối lợi nhuận và chi phí để chọn cho quán một hình thức khuyến mại hợp lý nhất.

Phần 2: Quảng bá, truyền thông, tiếp thị cho các chương trình đã làm ở trên

Khi bạn đã lên kế hoạch cho một chương trình cụ thể, việc tiếp đến cần làm đó là sử dụng kinh nghiệm và chiến lược marketing đã vẽ ra trước đó để tiếp cận càng nhiều khách hàng biết đến chương trình càng tốt. Ở đây tôi sẽ đưa ra một số kênh truyền thông để quảng bá thương hiệu và tiếp thị cho quán một cách nhanh nhất đến với người tiêu dùng:

Tóm lại: Có khá nhiều hình thức để quảng bá thương hiệu của quán khi mới mở. Bạn cần cân nhắc 2 tiêu chí dưới đây để lựa chọn những hình thức phù hợp:

Ngân sách chi cho quảng cáo – tiếp thị mà bạn có thể bỏ ra.

Những đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến sẽ phù hợp loại quảng bá nào.

Hi vọng sau những chia sẻ của chúng tôi, bạn sẽ rút ra cho mình nhiều kinh nghiệp kinh doanh quán trà sữa, Tạo nên thương hiệu nổi tiếng của riêng mình