Tổng Đài: 0901438178 ( Có Zalo - Viber)
My My

Cà phê "tinh" hóa chất khác cà phê nguyên chất ra sao?



// Trích bài viết từ Báo Tuổi Trẻ  
Trước một vấn nạn đó, ta phải làm gì để cung cấp cho người tiêu dùng một loại cafe sạch? Trước những vấn nạn như thế này, thử hỏi bao nhiêu quán cafe mở ra, mà vẫn ế ẩm, ...

TTO - Cà phê độn bắp, đậu nành, hương liệu tẩm ướp hay một giọt tinh chất phù phép thành cà phê có lẽ không còn xa lạ. Hàng loạt bạn đọc hỏi cứ phải uống cà phê hóa chất hay sao?
Cà phê "tinh" hóa chất khác cà phê nguyên chất ra sao?
Cà phê độn đậu nành tại cơ sở rang xay cà phê Q.Bình Tân bị cơ quan chức năng thu giữ - Ảnh: NGỌC DƯƠNG
Cà phê không phải cà phê gây hệ lụy ra sao?
Bắp, đậu cháy đen sinh chất gây ung thư
Theo BS CK I Đào Thị Yến Thủy - chuyên viên dinh dưỡng thì việc độn các chất khác vào trong cà phê có gây tác động gì lên cơ thể hay không tùy thuộc độn chất gì, hàm lượng bao nhiêu...
Tuy nhiên, cà phê ngày nay thường ít khi nào là nguyên chất (trừ khi mua hạt cà phê về tự xay). Người bán thường bỏ vào đó một số chất khác như bắp rang, đậu nành rang…Nếu cà phê không có caffeine thì loại thức uống đó chỉ có màu, mùi... giống cà phê chứ ko phải là cà phê.
“Thường khi bắp hay đậu cháy đen không những không còn dinh dưỡng, mà còn sinh những chất nguy hiểm có thể gây ưng thư. Nếu cà phê còn chứa những hóa chất khác không tốt nữa thì tác hại phải nói là vô lường”, BS Yến Thủy nói.
Cà phê "tinh" hóa chất khác cà phê nguyên chất ra sao?
Chủ một sạp kinh doanh hóa chất, hương liệu ở chợ Kim Biên (Q.5, TPHCM) giới thiệu "tinh chất" pha cà phê cho khách - Ảnh: H.L.
Vô đạo đức kinh doanh
TS.LS Nguyễn Hữu Thế Trạch cho biết hành vi pha trộn các loại bột đậu nành, bột bắp và hương liệu khác vào bột cà phê để bán ra thị trường được xem là hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.
“Người nào biết rõ hàng hóa, chất lượng của hàng hóa đó là không đúng mà cố tình kinh doanh thì sẽ bị xử lý, có thể là xử phạt hành chính, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm”, TS Nguyễn Hữu Thế Trạch nói.
Đối với hành vi sản xuất hàng giả công dụng, giá trị sử dụng, tùymức độ vi phạm có thể bị xử phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 12 Nghị định 185/2013.
Đối với hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng, tùy mức độ vi phạm có thể bị xử phạt tiền từ 500.000 đồng đến 100.000.000 đồng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 11 Nghị định 185/2013.
Theo TS.LS Nguyễn Hữu Thế Trạch, vi phạm đạo đức trong lĩnh vực nào cũng nguy hiểm nhưng vi phạm trong kinh doanh là điều đáng bị lên án mạnh mẽ vì nó ảnh hưởng đến cả thế hệ, tương lai của nòi giống sau nay.
Theo TS Nguyễn Hữu Thế Trạch, người tiêu dùng nếu mua phải hàng giả công dụng, giá trị sử dụng có thể khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).
TS. Trương Hồng (Q. Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây) khuyến cáo người kinh doanh đừng chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà bất chất tất cả.
"Nếu tình trạng kinh doanh cà phê độn như thế này vẫn tiếp tục xảy ra thì thương hiệu cà phê Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp làm ăn chân chính", ông Hồng nói.
Phân biệt cà phê thật và cà phê độn
TS.Trương Hồng chia sẻ với TTO những cách cơ bản để phân biệt cà phê thật và cà phê độn.
Thứ nhất, bột cà phê thật luôn luôn có khối lượng riêng thấp hơn bột các loại ngũ cốc khác và từ đó thể tích của 1kg bột cà phê luôn luôn lớn hơn thể tích của cà phê bột pha trộn với các loại đậu, ngũ cốc rang xay.
Khi pha vào nước, bột cà phê nguyên chất xốp nhẹ, có khối lượng riêng thấp, nên có khuynh hướng nổi lên trên. Còn bột cà phê có pha trộn các hạt ngũ cốc khác có khối lượng riêng lớn hơn, không tơi xốp nhiều nên đa số bột sẽ chìm xuống nhanh hơn.
Một đặc điểm khác biệt nữa là cà phê bột thật ít ngậm nước. Bột các loại ngũ cốc khác thường giữ nước và có độ ẩm cao hơn nên dễ bị vón cục. Như vậy cà phê độn các loại ngũ cốc rất dễ bị vón cục do độ ẩm cao vì có phun một số hóa chất tạo mùi, tạo màu.
Về màu sắc, bột cà phê có màu nâu đậm. Hạt bắp, đậu nành rang để trộn vào cà phê thường cùng với việc tạo màu (caramen và chất tạo màu hóa học) nên có màu đen đậm.
"Như vậy nếu bạn thấy bột trong gói chứa có màu đen nâu, thể tích nhỏ, nhưng cầm nặng tay là cà phê có tỷ lệ pha trộn đậu, bắp nhiều", TS Trương Hồng chia sẻ.
Về hương vị, cà phê bột nguyên chất có mùi thơm rất dễ chịu, dịu dàng, hấp dẫn và rất đặc trưng của cà phê bột thật.
Cà phê bột có pha trộn hóa chất (hương liệu) thường có mùi thơm nặng nề chứ không dịu dàng, dễ chịu và thoang thoảng như mùi nguyên thủy của cà phê rang xay nguyên chất.
Một cách khác để phân biệt nữa là khi pha chế, phin chứa cà phê bột thật (khoảng 20g) sẽ nở phồng lên, sủi bột mạnh, có khi tràn ra cả ngoài phin, có bột cà phê nổi lên trên miệng phin.
Nếu khi đổ nước sôi vào, bột cà phê lịm xuống và bốc mùi thơm hơi nồng (không thoang thoảng) thì chắc chắn trong phin này là cà phê bột pha trộn.
Về màu sắc của nước cà phê thành phẩm, ly cà phê được pha từ cà phê bột thật (nguyên chất) luôn có màu nâu từ cánh gián đến nâu đậm, khi cho đá vào sẽ có màu nâu hổ phách, một màu nâu rất trong trẻo và độ sánh rất ít. Để ra ánh nắng, nhìn ly cà phê đá có màu nâu sáng.
Trong khi đó, cà phê pha trộn thường có màu đen sánh, độ sánh cao.
Hương thơm đích thực tự nhiên của cà phê nguyên chất không nồng nặc, không nặng nề, không mạnh mẽ, nhưng nhẹ và dịu dàng, thanh tao, vị đắng nhẹ nhàng xen lẫn vị chua thanh tao.
Hương của ly cà phê pha trộn hóa chất thường gay gắt, tuy mạnh, dai dẳng nhưng gây cảm giác nặng nề, không giống như mùi thanh tao của chính hạt cà phê đích thực.
Vị của cà phê độn sau khi pha thường đắng khét nặng và không có vị chua nhẹ nhàng…
Cà phê "tinh" hóa chất khác cà phê nguyên chất ra sao?
Nhân viên một quán tạp hóa giới thiệu “tinh chất” cà phê bán cho khách hàng - Ảnh: Trung Tân
VÕ HƯƠNG - AN NHIÊN
 
 

Subscribe to this Blog via Email :
Previous
Next Post »